Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

29 ĐIỀU NHỮNG NHÀ THIẾT KẾ NÊN BIẾT

Rất nhiều câu hỏi và những thắc mắc của các nhà thiết kế trẻ cần giải đáp để có những bước đầu trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp. Những câu hỏi này trong nhiều năm không mới hơn, và trong bài viết này liệt kê 29 điều giúp các nhà thiết kế trẻ dễ dàng tiếp cận và tương tác với nghề nghiệp cũng như cuộc sống.

Các điều này theo thứ tự ngẫu nhiên, chứ không phải ở trên nghĩa là quan trọng hơn.

1. Yêu mến các chi tiết nhỏ

Bạn là một chuyên gia thiết kế tương tác. Bạn luôn phải cẩn thận chăm chút những thứ bạn làm, resume, social media, e-mail, blog posts, messages, letters.

Thích chăm chút các chi tiết nhỏ cũng là một dấu hiệu tốt để nhà tuyển dụng để ý tới bạn.

2. Chơi được

Những người đồng nghiệp và cả sếp của bạn đôi khi sẽ làm bạn "sôi máu". Cho dù điều gì xảy ra, hãy tỏ ra chuyên nghiệp và tận tuỵ. Tránh bỏ cuộc hoặc thay đổi công việc khi bạn cảm thấy không hài lòng với họ. 

Sự nghiệp của bạn có thể lúc thế này, lúc thế kia nhưng tinh thần chuyên nghiệp sẽ giúp bạn rất nhiều trên đường đời, hãy để lại ấn tượng tốt với tất cả những người bạn cùng cộng tác.

Đối với nghê thiết kế, biết "chiều khách" và "lái" họ theo mong muốn của mình là cả một nghệ thuật.

3. Đừng sợ Chữ; Hãy trở thành Chuyên gia.

Một cách để bạn trở thành một người typographer tốt là nhớ các quy tắc cơ bản và tránh được các lỗi đơn giản.

Những cuốn sách bạn cần đọc như "“The Elements of Typographic Style” của Robert Bringhurst, “Thinking With Type” của Ellen Lupton và “Grid Systems in Graphic Design” của Josef Müller-Brockmann.

4. Biết rõ đối tượng người xem của bạn

Bạn đang nói chuyện với ai và chủ đề là gì? Nếu bạn không thể trả lời cả hai câu hỏi trên đối với công việc bạn đang sắp thực hiện thì thật đáng ngại.

Thiết kế đồ hoạ, giải thích ngắn gọn là truyền tải thông điệp. Chắc chắn rằng bạn nắm rõ thông điệp và gửi tới người xem bằng cách ngắn gọn nhất. 

Giao tiếp với mục đích rõ ràng – đừng chỉ làm nó đẹp mắt.

5. Là chính mình.

Hãy tự tin vào bản thân khi bạn là một nhà sáng tác, một thiết kế, một nhiếp ảnh gia, một người làm sáng tạo. Đừng làm theo một phong cách cá nhân cụ thể. Thay vào đó, phát triển bản thân để phù hợp với công việc bạn đang theo đuổi.

Những tác phẩm có thể không nói lên con người bạn, nhưng nó cho thấy bạn có đôi tay của một nhà thiết kế. Bạn được công nhận, trả tiền và được tuyển dụng (giao việc) bởi chính những gì bạn làm ra.

Với các sản phẩm cá nhân, lúc này bạn có thể nói gì bạn muốn, không ai ngăn cản bạn điều này.

6. Học cách nói Không

Một số công việc của những nhà thiết kế suất xắc đôi khi là nói Không với khách hàng hoặc một dự án nào đó. Không may, điều này có thể gây ra một vài thảm hoạ và cần kinh nghiệm để đánh giá chính xác.

Cẩn thận xem xét các dự án, thời gian, chất xám, mối quan hệ, tiền bạc – ưu và nhược điểm của dự án.

Có thể bạn đang bị đối xử như một "công cụ" và phạm vi của dự án không có điểm dừng, trong khi số tiền được trả là cố định.

7. Sưu tầm và chia sẻ mọi thứ

Tìm những tác phẩm, những bài viết hữu ích và chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp, và cả khách hàng. Sử dụng các trang mạng xã hội sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện điều này.

Hãy chia sẻ sự hài hước, nghiêm túc, đánh giá… bất kể thứ gì thuộc về bạn.

8. Là một người tạo nên thiết kế

Phát triển ý tưởng, viết ra giấy, chỉnh sửa, chia sẻ và đón nhận phản hồi. Bạn đang tạo ra chính các thiết kế của mình.

Đọc các blog thiết kế và tham gia các cuộc thảo luận. Có một vài ý kiến. Bạn sẽ tìm thấy chính mình thông qua việc bỏ thời gian tham gia cùng các nhà thiết kế khác, thảo luận và chia sẻ những việc liên quan.

9. Tạo một câu chuyện

Một trong những lời khuyên dành cho các nhà thiết kế trẻ là thử thiết kế lại hoặc nâng cấp các thiết kế, các thương hiệu đang có nhưng thiết kế quá tệ, hoặc bạn có thể làm tốt hơn.

Các thương hiệu có thể có thêm những lựa chọn tham khảo, hoặc nếu tài năng và có may mắn thì thiết kế của bạn có thể được mua. Nếu không bạn cũng ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.

10. Sửa sang thông tin các nhân

Trong thời buổi công nghệ ngày nay, thông tin của bạn sẽ được các nhà tuyển dụng kiểm tra cẩn thận. Vì thế hãy chắc chắn thông tin của bạn trên mạng, trên các trang xã hội, diễn đàn được hiển thị rõ ràng, đầy đủ.

Những hành vi, bài viết và cả status cũng sẽ được dùng để đánh giá các ưcv, vì thế hãy luôn cư xử đúng mực.

11. Học hỏi

Bạn không bao giờ hiểu hết các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng như chính họ, nhưng một phần công việc của các nhà thiết kế là phải cố gắng để hiểu. Tìm hiểu nhiều nhất có thể về dự án, lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu, đối thủ, lịch sử hình thành của khách hàng.

Đừng ngần ngại đặt các câu hỏi, và sau đó lắng nghe và ghi chép.

12. Quan sát các xu hướng (sau đó tránh chúng)

Bảo lưu các quan điểm về ngành nghề của mình bằng cách đọc sách, tạp chí và blogs. Tham dự các hội thảo, Rss feed để cập nhật các thay đổi, kiến thức liên quan.

Đừng quá lưu tâm tới các thiết kế đẹp như là một nguồn tài nguyên tạo cảm hứng, chúng sẽ lưu vào trong đầu bạn và bạn không còn sự độc đáo, khác biệt.

Quan sát để hiểu chứ không phải để "nhân bản" chúng.

13. Bảo vệ bản thân

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc học bài bản chính là những buổi bảo vệ, giải thích sản phẩm của bạn trước bạn bè và các giáo viên. Bạn có thể nói lên ý tưởng, quá trình làm việc trong một môi trường có sự cạnh tranh, điều mà bạn sẽ luôn gặp khi đi làm.

14. Sử dụng giấy chuyên nghiệp

Tương phản với việc bạn hàng ngày lướt nét, đọc tin điện tử thì in ấn không chết. Vẻ đẹp, chất lượng của các sản phẩm in ấn rất tuyệt vời và các sản phẩm digital không thể sáng được.

Ngành công nghiệp giấy, in ấn đang nỗ lực để giúp đỡ các nhà thiết kế lựa chọn chất liệu, cách tiến hành… để thoả mãn các nhà thiết kế cũng như khách hàng.

15. Nội dung vẫn luôn là VUA

King là Elvis, tất nhiên vậy. Một nhà thiết kế tốt có thể giúp khách hàng bị thu hút bởi thiết kế và tiếp tục đi sâu hơn vào phần nội dung, và lúc này nội dung thể hiện giá trị tối thượng của nó, nó sẽ quyết định tất cả, thành công hay thất bại.

Vì vậy, dĩ nhiên bạn cần một thiết kế đẹp, nhưng nội dung tuyệt vời mới là thứ giúp sản phẩm bay cao.

16. Từ chối phong cách cá nhân

Picasso có những giai đoạn Xanh lam và Hồng (những giai đoạn ông chỉ sử dụng 1 gram mau làm chủ đạo). Georgia bị ám ảnh bởi hoa và xương động vật. 

Sự khác biệt giữa họ và bạn là gì? Họ là các nghệ sĩ truyền tải thông điệp cá nhân. Còn chúng ta là các nhà thiết kế, nhiệm vụ chủ yếu là truyền tải thông điệp của người khác.

Sử dụng chỉ một phương pháp hay một kiểu cho nhiều dự án, khách hàng khác nhau sẽ ít thành công.

17. Nói không với Spec works – Làm thử ( người dịch)

Speculative work – việc chưa được tính tiền hay Spec work – làm thử – đây là một yêu cầu được đưa ra bởi một khách hàng (tiềm năng – có thể trở thành khách hàng trong tương lai).

Hãy tránh xa những yêu cầu kiểu này như tránh xa một căn bệnh dịch hạch – bạn có thể mất thiết kế của chính mình và chất xám, công sức bạn bỏ ra.

18. Trở thành không thể thay thế

Bạn giỏi nhất việc gì? Dựa trên những việc bạn đang vận dung kỹ năng mạnh nhất của mình tại nơi làm việc. Văn phòng của bạn có lợi nhuận từ việc tính phí chụp hình, lập trình web, chỉnh sửa video hay in ấn…?

Làm việc theo sở thích và tự học thêm những kĩ năng cần thiết để nâng cao giá trị và cả vị trí quan trọng của bạn trong công ty. Nếu nơi làm việc của bạn rối tung khi thiếu bạn 1 ngày – Bạn đã thành công.

19. Tham gia một cộng đồng thiết kế

Tham gia một cộng đồng thiết kế mà bạn yêu thích (behance, devian art, AIGA…). Ở những nơi này bạn có thể học hỏi trao đổi, thảo luận và tìm kiếm những thông tin cập nhật trong các lĩnh vực của mình.

20. Xây dựng các mối quan hệ

Xây dựng cho mình các mối quan hệ cá nhân không chỉ với đồng nghiệp mà còn với cả khách hàng. Thân thiện với nhân viên giao nhận, in ấn, viên chức, sếp….

Một lúc nào đó họ sẽ chính là khách hàng tiềm năng của bạn.

21. Đón nhận phê bình, khiêm tốn trước lời khen

Là một nhà thiết kế, lắng nghe những ý kiến ngược lại với quan điểm của mình không phải dễ dàng. Nhưng cho dù có khó khăn nhưng các sản phẩm của bạn đã trở nên thân thiện hơn với nhiều người.

Thông qua các mối quan hệ, thu thập các ý kiến đánh giá về mình, và cả những trang web xã hội.

22. Đừng bao giờ thoả hiệp

Một khi bạn đã xây dựng những mối quan hệ gắn kết với mọi người. Bạn cần nỗ lực thuyết phục khách hàng của mình những gì bạn đưa ra cho tốt cho họ, vì bạn có thể đảm bảo rằng sản phẩm sẽ có chất lượng tốt nhất cho họ nếu làm như vậy.

Tất nhiên điều này không dễ dàng, bạn cần hiểu khách hàng, và có nhiều kinh nghiệm. Nhưng sự kiên quyết và giá trị đầu ra sản phẩm sẽ khiến bạn dễ dàng thuyết phục khách hàng ở những lần kế tiếp.

23. Biết về lịch sử

Cố gắng biết tất cả những gì thuộc về lịch sử thiết kế – các xu hướng, thuật ngữ. Hiểu biết văn hoá, lịch sử giúp bạn dễ dàng đón nhận những xu hướng, thậm trí tạo ra chúng.

Tìm hiểu các kiểu chữ, người thiết kế, ý nghĩa, mục đích của chúng – khách hàng của bạn lúc này không chỉ sở hữu một kiểu chữ mà còn sở hữu cả những triết lý sâu xa đằng sau phông chữ mà bạn chọn cho họ.

24. Định giá công việc của mình

Một trong những lỗi phổ thông của các nhà thiết kế thường gặp khi bắt đầu sự nghiệp của mình là đánh gía thấp bản thân trên thị trường tuyển dụng. Những công việc tốt nhất không dành cho những đơn giá rẻ – ngay cả khi khách hàng có ít tiền họ vẫn thích "ngắm nghía" những bản báo giá hơi cao một chút.

Dành thời gian để đánh giá chất lượng sản phẩm của mình, thời gian, công sức bạn đã dành cho các dự án, thông qua đó thiết lập những con số để đưa ra mức giá phù hợp.

25. Tạo ra các sai lầm

Hãy cho phép các sai lầm được xảy ra trong phạm vi chấp nhận được. Đôi khi cho phép bản thân tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn mới, kỹ thuật mới, phương pháp mới, một cách nào đó bạn chưa từng hoặc chưa dám thử, kể cả những phong cách mà bạn không thích chút nào.

Tất cả giúp đầu óc bạn luôn luôn duy trì sự "Nghĩ Khác"

26. Luôn có một cuốn sổ tay

Bạn không cần phải là một hoạ sĩ minh họa để vẽ được điều gì đó đẹp đẽ trên cuốn sổ tay. Đơn giản là những hình nguệch ngoạc (doodle) ghi lại ý tưởng bất chợt, những gì thú vị bạn gặp trên đường.

Sớm muốn gì chúng cũng là một kho ý tưởng có sẵn để bạn tham khảo.

27. Nên nhớ Máy Tính chỉ là Công Cụ

Hai mươi năm trước đây, rất nhiều nhà thiết kế lừng danh không có khái niệm gì về máy tính, nhưng họ vẫn có thể tạo ra những tiêu chuẩn bất biến cho ngành công nghiệp chúng ta. 

Hãy coi công nghệ chỉ là công cụ giúp bạn trong công việc chứ không phải "cây đũa thần" biến bạn thành một nhà thiết kế giỏi. Thử tắt máy tính và trở lại thời kỳ "đồ đá" và làm việc xem thế nào.

28. Tôn trọng môi trường

Mỗi sản phẩm của bạn hãy nghĩ tới môi trường bạn đang sống sẽ được lợi/bị ảnh hưởng gì từ nó. Thiết kế sử dụng các sản phẩm tái chế, các giải pháp tiết kiệm giấy…

29. Chia sẻ với người khác

Trân trọng kinh nghiệm của mình và bạn cần thúc đẩy những thế hệ kế tiếp bằng cách truyền đạt những gì bạn đã thành công cho lớp trẻ.

Tham gia đánh giá sản phẩm, tạo các buổi workshop để người khác có được kinh nghiệm quý giá – đó là cách tốt nhất để thúc đẩy ngành này phát triển nhanh hơn.



Theo Howdesign

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

10 kỹ năng để thành công


Ngoài trình độ học vấn cơ bản, kinh nghiệm và bằng cấp trình độ, để đạt được một vị trí nào đó hay để khởi đầu công việc kinh doanh thì còn có rất nhiều phẩm chất khác nữa mà một người chủ doanh nghiệp đòi hỏi những nhân viên của mình hay chính bản thân họ cần phải có. Trong số rất nhiều bí quyết dẫn đến thành công trong kinh doanh, trong sự nghiệp thì 10 kỹ năng sau dường như là những bí quyết quan trọng nhất...


* Năng lực lãnh đạo: Năng lực lãnh đạo là khả năng khiến người khác làm những gì mà bạn muốn họ làm. Nếu bạn là một người lãnh đạo giỏi, mọi người sẽ làm những gì mà bạn yêu cầu dù cho bạn có ở đó để giám sát việc làm của họ hay không. Nếu bạn là một người lãnh đạo xuất sắc thì họ sẽ thực hiện theo yêu cầu của bạn, cố gắng hết sức để có thể làm thật tốt, họ thích được làm việc cho bạn và luôn cố gắng làm nhiều hơn những gì bạn yêu cầu mà chỉ nhằm làm bạn hài lòng. Còn nếu bạn là một người lãnh đạo biết khích lệ người khác thì đương nhiên họ sẽ làm những gì mà bạn yêu cầu, cố gắng đóng góp sức mình cho công việc ấy nhiều hơn những gì bạn trông đợi, họ luôn đảm bảo rằng bất cứ những gì họ làm cũng là những gì tốt nhất mà họ có thể cống hiến, không chỉ thế họ còn coi công việc của mình không những là niềm yêu thích mà hơn thế còn là một sự chia sẻ mục tiêu với tư cách của một người đồng nghiệp đối với bạn. Năng lực lãnh đạo còn bao gồm khả năng biết đem lại động lực làm việc cho người khác, khả năng tạo ra điều kiện thuận lợi mỗi khi có sự thay đổi nào đó, khả năng thay đổi hành vi của người khác và khả năng giải quyết những mối bất hòa giữa mọi người.

* Năng lực tổ chức: Năng lực tổ chức là khả năng sắp xếp thời gian, quản lí nhân sự và công việc theo cách mà mọi việc đều diễn ra theo một trình tự tốt nhất, được thực hiện bởi những cá nhân xuất sắc nhất và trong một khung thời gian hiệu quả nhất. Một nhà tổ chức giỏi cũng cần phải đảm bảo rằng tất cả nguyên liệu trong quá trình sản xuất phải luôn ở đúng nơi có nhu cầu, đúng thời điểm cần thiết và luôn đủ về số lượng mà không hề đòi hỏi phải dự trữ quá nhiều.

* Kĩ năng bán hàng: Kĩ năng bán hàng là khả năng bạn khiến người khác muốn mua những ý tưởng, những dịch vụ hay các sản phẩm của bạn. Bạn có làm bất cứ điều gì thì kĩ năng này cũng là cách duy nhất để bạn có thể kiếm tiền. Dù bạn có cho rằng mình là một người bán hàng kém cỏi đến mức nào đi chăng nữa thì khi phải làm một công việc gì đó bạn cũng sẽ cố gắng để bán được ít nhất một mặt hàng. Hầu như mọi người đều nghĩ rằng buôn bán là phải tính toán gian lận. Nhưng nếu bạn dành ra chút ít thời gian để nghiên cứu về nghệ thuật bán hàng thì bạn sẽ thấy rằng việc buôn bán cũng tương tự như việc đưa ra những lời khuyên như bạn nên bắt đầu một ngày như thế nào, bạn chọn con đường thăng tiến trong công việc ra sao, bạn phải làm gì để ngân hàng cho bạn vay một khoản tiền và làm thế nào để được lựa chọn vào ban chủ tịch trong câu lạc bộ mà bạn đang sinh hoạt ở bên ngoài. Hãy bắt đầu với cuốn "Bán hàng cho những kẻ ngốc" do Tom Hopkins viết.

* Năng lực quản lý và tìm kiếm thông tin: Năng lực này bao gồm khả năng phát hiện ra đâu là những tin tức, sách báo, băng hình, các chương trình đào tạo hay vô số những nguồn thông tin khác có giá trị nhất, có thể giúp bạn luôn cập nhập trong lĩnh vực chuyên môn của mình cũng như trong các lĩnh vực khác mà có tác động chặt chẽ nhất tới bạn. Nhưng bên cạnh đó, có những kĩ năng quản lí và tìm kiếm thông tin tốt còn đồng nghĩa với việc có mối quan hệ với các chuyên gia - những người mà có thể giúp đỡ bạn và đồng nghĩa với việc có một quyển sổ ghi chép một cách cụ thể những địa chỉ liên lạc của họ. Kỹ năng này quan trọng đến mức hầu hết các công ty đều có một ban riêng chuyên phụ trách nhiệm vụ này và được quản lí bởi một giám đốc thông tin.

* Khả năng áp dụng những công nghệ hiện đại: Có một thực tế là bạn cần phải biết được và áp dụng tẩt cả những công nghệ hiện đại có liên quan đến ngành kinh doanh nói chung và lĩnh vực của bạn nói riêng. Nếu không có công nghệ thì bạn sẽ chẳng thể nào có những tiến bộ. Ít nhất thì bạn cũng phải có được những kĩ năng sử dụng máy tính cơ bản nhất. Điều đó có nghĩa là bạn cần phải biết cách đánh máy (hay biết cách gõ bàn phím theo như cách gọi hiện nay). Nhưng nó lại không chỉ là kĩ năng văn phòng hay kĩ năng của một người thư kí đơn thuần. Chẳng hạn như nếu như bạn là một huấn luyện viên, một người dẫn chương trình hay khi bạn trình bày bất cứ loại bài diễn thuyết nào thì bạn cũng cần phải có những hiểu biết chung và biết cách sử dụng đèn chiếu, máy chiếu, hệ thống âm thanh hình ảnh, các chương trình đào tạo có máy tính trợ giúp và các phương tiện âm thanh có sử dụng đèn chiếu từ máy vi tính.

* Khả năng thuyết phục và thương thuyết: Đây là những năng lực cơ bản để khiến người khác thực hiện theo những gì bạn mong muốn. Những kĩ năng này rất gần với kĩ năng bán hàng và kĩ năng tạo ra động lực làm việc. Chúng thực sự cần thiết đối với tính cách của một người lãnh đạo. Người nào thay mặt cho ông chủ hay các khách hàng của họ sử dụng những kĩ năng này một cách thành công thì hầu như luôn vượt lên trên những người khác.

* Có óc suy xét: Dù cho bạn có gọi đó là một sự suy xét khôn ngoan, một cảm giác thông thường, một lương tri chất phác hay một sự khôn ngoan thường thấy thì đây vẫn là một trong những năng lực có giá trị nhất trong bất cứ nỗ lực cố gắng nào trong hầu hết mọi xã hội. Đó là khả năng đưa ra những sự đánh giá chính xác, những lựa chọn khôn ngoan đặc biệt khi chúng có liên quan đến những người khác. Đó còn là khả năng phát triển những ý kiến đã được thông tin. Nhưng hơn cả thế nó còn bao gồm một trực giác nhạy bén và một kinh nghiệm đã qua kiểm chứng thực tế. Năng lực này bắt đầu với sự phát triển của cái gọi là "những kĩ năng tư duy có phê phán".

* Khả năng quản lí tình hình tài chính: Bạn không cần phải là một thần đồng về toán học nhưng bạn lại cần phải biết về dự thảo ngân sách và lên kế hoạch nếu như bạn đang trong ban quản lí một đơn vị. Lí do của việc này là bởi có thể bạn sẽ có một khoản ngân quỹ dành cho một phòng ban nào đó mà bạn phải quản lí. Tuy nhiên nếu bạn muốn trở thành một người lãnh đạo chính trong đơn vị thì bạn nên biết về tầm quan trọng của việc nắm vững những vấn đề tài chính của đơn vị, mà nó bao gồm việc làm tăng vốn, vòng quay tiền mặt, quản lí tài sản, lên kế hoạch về thuế, ngân sách tài chính, đánh giá tiền tệ, liên doanh liên kết và kết quả của chúng, quản lí tín dụng và tác động của những qui định của chính phủ.


* Kĩ năng viết: Hiện nay là thời đại thông tin cho nên mọi người muốn biết được những gì mà bạn đã biết. Họ muốn được tiếp cận với những gì mà bạn biết kể cả khi mà họ không thể tiếp cận với bạn. Vì vậy họ muốn bạn viết ra những điều bạn biết cho họ. Họ muốn bạn viết một cách chính xác và dễ hiểu. Ngược lại bạn muốn người khác biết và tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở bạn để họ sẽ tuyển dụng bạn, kí kết hợp đồng với bạn hay mua sản phẩm của bạn. Khi đó bạn cần phải đem tới cho họ những bài viết đầy thuyết phục, mang tính khuyến lệ, tạo được sự tin tưởng và chứa đựng nhiều thông tin để khiến cho họ biết được những gì bạn đã làm, những gì bạn biết và những gì bạn có thể làm.

* Kĩ năng nói: Ít nhất thì bạn cũng phải có khả năng điều hành hay tham dự vào các buổi họp hành. Thậm chí dù cho bạn có là một nhân viên quản lí ở chức vụ bình thường thì bạn cũng phải nói lên được ý kiến của bản thân hay ý kiến của phòng bạn trong các buổi họp. Bạn nên biết lập luận cho mình khi bạn muốn được tăng lương hay nhận được sư ủng hộ về tài chính hay ủng hộ trong một dự án nào đó. Bạn còn nên biết cách là một người phỏng vấn hay người trả lời phỏng vấn xuất sắc. Bạn phải biết cách thuyết trình một cách thuyết phục và hiệu quả để giành lấy một công việc, để đạt được khoản tiền mà bạn mong muốn, để được giao công việc mà bạn yêu thích, để lấy được thông tin cần thiết, để phổ biến những thông tin mà bạn muốn, để khiến những người khác làm việc gì đó và để thuê được những nhân công giỏi. Ít nhất thì bạn cũng phải nói tốt khi nói chuuyện chỉ với một khách hàng để có thể bán được sản phẩm.

Quản lý thời gian hiệu quả


Dù là người giàu hay người nghèo, ai cũng chỉ có 24 giờ. Vì thế, thành công sẽ thuộc về người nào biết phân bố và tổ chức công việc theo trình tự thời gian hợp lý. Sau đây là một số lời khuyên để các bạn có quản lý thời gian hiệu quả hơn.
Có thể quản lý thời gian?
Nghe có vẻ khó tin nhưng quả thật có nhiều người đã “nới rộng” thêm được thời gian cho công việc và cuộc sống của mình. Họ chẳng phải là phù thủy hay nhà ảo thuật, đơn giản, mỗi tuần những người này luôn dành ra một ít phút lên lịch làm việc trước.
Thật sự, quản lý thời gian không phải là một việc đơn giản. Sử dụng 24 tiếng mỗi ngày như thế nào để công việc chạy đều và thuận tiện hoàn toàn không phải dễ dàng.
Có thái độ nghiêm túc với thời gian
Bạn có bao giờ hình dung ra lịch làm việc của Bill Gate? Bạn thường cho rằng ông ta có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể hoàn thành cả núi công việc vì bên cạnh luôn có những người trợ lý, thư kí...
Tuy nhiên, 24 tiếng vẫn là 24 tiếng và thư ký chỉ là người nhắc lịch làm việc chứ không phải là người lên lịch làm việc.
Vì thế, bạn cũng nên chú ý tìm cách để tiết kiệm và tận dụng từng phút, từng giây và đảm bảo không làm công việc bị rối tung lên. Nếu bạn đang bơi với đàn cá mập, bạn muốn thành một trong số chúng hay muốn thành mồi cho chúng?
Xây dựng thời khóa biểu có hiệu quả
Để xây dựng thời khóa biểu có hiệu quả, bạn hãy thiết lập những khoảng gian riêng biệt linh động cho từng công việc. Chúng ta chia thời gian ra từng khoảng nhỏ để có thể quản lý dễ dàng hơn. Bạn có thể điều chỉnh thời gian của mình để công việc sẽ không bị ứ động và chồng chéo lên nhau.
Kế hoạch hàng tuần hàng ngày
Bạn nên xem qua hết công việc trong khoảng một tháng sắp tới của mình, tính xem bạn phải tiêu bao nhiêu thời gian cho mỗi tuần, mỗi ngày để hoàn thành cho mội việc. Bước kế tiếp, bạn nên lên kế hoạch cho một ngày. Bạn phải ước lượng chính xác thời gian dành cho các nhiệm vụ này và đưa chúng vào thời khóa biểu làm việc của mình.
Dành một khoảng thời gian đệm
Đừng bao giờ, lên một lịch làm việc quá chặt chẽ vì đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự ách tắc và chồng chéo. Sau một công việc quan trọng, bạn nên dành ra 15 phút nghỉ ngơi, thư giãn trước khi bắt tay tiếp vào một nhiệm vụ khác.
Tuy nhiên, nếu bạn ấn định quá nhiều thời gian đệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả công việc.
Đừng bỏ phí những những phương tiện hữu ích như: máy tính, bảng ghi chú những việc phải làm, số tay điện tử để xây dựng thời gian biểu. Chắc chắn nó sẽ có ích với bạn.

"Cẩm nang" thành công cho người trẻ


Người đạt được thành công khi tuổi đời còn trẻ thường rất tự mãn. Họ không bao giờ tự nhận ra khuyết điểm, thói xấu của mình. Hãy tự xem xét mình có "lọt" vào một trong những thói xấu dưới đây không nhé!

Nhanh nhảu đoảng
Sự nhanh nhẹn được đánh giá cao trong công việc. Thế nhưng, nhanh nhẹn mà không suy nghĩ kỹ thì chỉ là người "hữu dũng vô mưu".
Bạn hãy tập suy nghĩ và chín chắn trước khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì. Chậm mà chắc vẫn hơn nhanh mà đoảng, đúng không?
Đam mê kiếm tiền
Rất nhiều bạn trẻ quan niệm: "Có tiền là có tất cả". Dù chưa có nhiều kinh nghiệm, họ cũng sẵn sàng lao vào các phi vụ làm ăn mà không biết mình đang là "con cờ". Kết quả, họ rất dễ vấp phải thất bại vì quá đặt nặng vấn đề tiền bạc.
Thiếu ý chí
Sự thành công nào cũng gặp không ít trở ngại. Chính trở ngại sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên, một số người gặp chút khó khăn là đã nản chí và cho rằng mình không thích hợp với công việc nữa.
Bạn chỉ cần chuyên tâm, cố gắng, mọi chuyện đều có thể vượt qua. Thất bại cũng rất cần thiết vì từ đó bạn sẽ rút kinh nghiệm và thành công ở lần sau.
Kiêu ngạo và sĩ diện
Bạn vừa mới lập thành tích và được khen thưởng. Đó chỉ là phần khởi đầu của sự thành công. Đừng ngủ quên trên chiến thắng và kiêu ngạo.
Tính kiêu ngạo sẽ khiến bạn dễ làm mất lòng đồng nghiệp. Không chỉ thế, tính tự ái, sĩ diện khiến nhiều bạn trẻ không chịu tiếp thu ý kiến của người đi trước.
Thật ra, kiến thức, kinh nghiệm của người cũ là một kho báu cho người mới đấy!
Xem thường sức khỏe của mình
Không ít bạn trẻ đang lãng quên sức khỏe vì quá tham việc để sớm khẳng định mình.
Họ làm ngày làm đêm, bỏ ăn bỏ ngủ. Đến khi gục ngã, nằm bệnh một chỗ mới hối hận. Bạn nên làm việc vừa sức và giữ gìn sức khỏe.
Không có mục tiêu rõ ràng
Tương lai bạn sẽ làm gì? Kế hoạch sắp tới của bạn là gì? Đứng trước câu hỏi này, không ít bạn trẻ đã ấp úng.
Sự thành công của một số người có thể mang tính may mắn, nhất thời. Khi đạt kết quả, họ lại không thể tìm thấy mục tiêu kế tiếp.
Nếu muốn giữ vững thành công lâu dài, bạn phải có những hoạch định. Như thế, bạn sẽ không vấp phải giai đoạn chững lại trong công việc.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Tận dụng đồ cũ làm mới và đẹp không gian nhà bạn


Một chút khéo léo, nhẫn nại cùng với óc sáng tạo, bạn hoàn toàn có thể biến những vật dụng cũ, hỏng, tưởng như không còn giá trị sử dụng thành những những món đồ trang trí thật độc đáo.

Hãy tham khảo những ý tưởng tận dụng một số đồ vật cũ hay ho dưới đây, biết đâu bạn sẽ nảy ra ý tưởng nào đó để trang hoàng cho ngôi nhà thêm xinh. 


1. Kệ sách tiết kiệm không gian từ chiếc thang gỗ cũ

Tận dụng đồ cũ làm mới và đẹp không gian nhà bạn 1
Chiếc thang gỗ dùng lâu sẽ bị cũ, mòn, trơn, có thể gây nguy hiểm cho người dùng. Thế nhưng chỉ cần gia cố lại bằng vài chiếc đinh, vít, nó có thể trở thành chiếc kệ sách không những độc đáo mà còn tiết kiệm được không gian. Nếu hiện tại nhà bạn đang có một chiếc thang gỗ cũ, vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy bắt tay làm ngay một chiếc giá sách độc đáo mà tiện dụng này nhé.

2. Bồn tắm cũ thành ghế đọc sách thoải mái 

Tận dụng đồ cũ làm mới và đẹp không gian nhà bạn 2
Liệu có giải pháp nào cho một chiếc bồn tắm cũ, không còn thích hợp với màu sơn hay nội thất của phòng tắm? Và thực tế có một hướng giải quyết bạn hoàn toàn có thể áp dụng để "thanh lý" chiếc bồn tắm cũ kỹ đó. Việc bạn cần làm đầu tiên là cần cưa bỏ một bên thành bồn, sau đó gắn bốn chân trụ và cuối cùng, bạn có thể trổ tài may vá hoặc mua một lớp đệm màu sắc vừa vặn với lòng bồn tắm. Như vậy là bạn đã có ngay chiếc ghế dài "có 1 không 2" để nằm đọc sách rất thoải mái. 

3. Đàn piano hỏng thành thác nước nhỏ ngoài trời

Tận dụng đồ cũ làm mới và đẹp không gian nhà bạn 3
Nếu có một chiếc đàn piano không thể dùng được nữa, bạn hãy biến nó thành một tiểu cảnh nho nhỏ, sinh động để nhấn nhá cho khu vườn nhà bạn như tạo hình thác nước này. Hoặc thực tế hơn một chút, bạn có thể đổ đất vào bên trong hộp chiếc đàn và trồng các loại hoa mà mình yêu thích. Với những bà nội trợ thích những món rau sạch thì chiếc đàn piano cũ cũng có thể biến thành một khu vườn nhỏ xinh, trồng đủ các loại rau!

4. Ghế êm từ chiếc va li cũ

Tận dụng đồ cũ làm mới và đẹp không gian nhà bạn 4
Với chiếc va li đã hỏng khóa hay chẳng may bị đứt quai cầm… bạn đừng vội bỏ đi. Hãy tận dụng triệt để công năng của nó bằng cách đóng thêm những chiếc chân gỗ và gắn một lớp nệm cho chiếc va li. Chỉ vài bước đơn giản như vậy, bạn đã biến nó thành hãy chiếc ghế ngồi êm ái và độc đáo.

5. Giá treo quần áo từ ghế gấp cũ 

Tận dụng đồ cũ làm mới và đẹp không gian nhà bạn 5
Trong nhà bạn có những những chiếc ghế gập cũ đã không còn giữ được dáng? Hãy biến hóa để chúng trở thành những chiếc giá treo, để đồ đa năng chỉ đơn giản bằng cách cố định vai ghế vào tường một cách chắc chắn. Khi không cần để đồ, bạn có thể tháo và gập chúng lại nhanh chóng. Rất tiện dụng phải không nào!

6. Bể cá thú vị từ chiếc ti vi hỏng

Tận dụng đồ cũ làm mới và đẹp không gian nhà bạn 6
Không chỉ giúp không gian sống của bạn sinh động hơn, chiếc bể cá làm từ ti vi hỏng đầy sinh động, hấp dẫn như chương trình khám phá thế giới đại dương này còn khiến các bé yêu của bạn thêm hào hứng học tập. Bạn hãy bắt tay vào "hô biến" cho bể cá cảnh này bằng cách thay thế màn hình ti vi và những cạnh còn lại bằng những lớp kính trong suốt, thêm các khóm cây thủy sinh, máy sục lọc nước, một vài viên sỏi và lắp vào bên trong chiếc đèn trang trí. Như vậy bạn đã có hoàn chỉnh một chiếc bể cá cực đẹp cho không gian nhà mình.
7. Đèn ngủ độc đáo từ thìa nhựa 

Tận dụng đồ cũ làm mới và đẹp không gian nhà bạn 7
Những chiếc thìa nhựa dùng một lần sẽ có công dụng bất ngờ nếu biết cách sáng tạo. Chỉ cần cắt hết cán thìa rồi dùng keo nến đính chúng lần lượt lên vỏ chai nhựa, sau đó ròng đèn vào bên trong, bạn đã có ngay chiếc đèn độc đáo và ấn tượng. Cách làm thật đơn giản phải không nào!

8. Gương ấn tượng từ vợt cầu lông

Tận dụng đồ cũ làm mới và đẹp không gian nhà bạn 8

Sau khi tháo hết các dây cước bên trong của chiếc vượt cầu lông hỏng, bạn chỉ cần lắp một chiếc gương có kích thước vừa khít với nó rồi gắn lên tường. Bạn sẽ thấy, đây không chỉ là những chiếc gương soi thông thường mà còn là vật trang trí không gian ấn tượng. 

9. Thú vị xe đạp trong phòng tắm 

Tận dụng đồ cũ làm mới và đẹp không gian nhà bạn 9

Chiếc xe đạp cũ, nhiều kỉ niệm kia vẫn sẽ tiếp tục đồng hành với bạn khi trở thành kệ đỡ bồn rửa mặt độc đáo và thú vị như thế này. Bạn cũng có thể biến chiếc giỏ xe sẽ trở thành chỗ đựng khăn xinh xắn.

10. Đèn treo lung linh từ chai thủy tinh 

Tận dụng đồ cũ làm mới và đẹp không gian nhà bạn 10

Bên cạnh việc sử dụng những chiếc chai thủy tinh để làm lọ hoa hay chậu cây, nếu cầu kỳ hơn một chút, bạn có thể biến chúng thành những chiếc đèn treo lung linh và tuyệt đẹp bằng cách cưa bỏ phần đáy, ròng bóng đèn vào bên trong. Hãy nhớ rằng, những chai thủy tinh có vân gợn sẽ giúp bóng đèn thủy tinh đẹp hơn. Chắc chắn đây sẽ là một sự sáng tạo độc đáo trong trang trí nội thất mà không phải căn nhà nào cũng có được
!

Cách sắp xếp khung ảnh trang trí nhà thật đẹp mắt


Những vị trí thường được treo khung ảnh chẳng hạn như phòng khách và phòng ngủ. Dưới đây là một số cách sắp đặt khung ảnh tạo ấn tượng mà không gây rối mắt cho hai không gian này.

Phòng khách là nơi thường xuyên đón tiếp, hội ngộ, trò chuyện giao lưu với gia đình, bạn bè, đối tác nên cần phải để lại ấn tượng. Tốt nhất bạn nên chọn những tấm hình nổi bật, tươi vui và có màu sắc hài hoà để làm điểm nhấn cho phòng khách nhà bạn.

Không nên treo khung ảnh quá cao

Không nên treo những khung ảnh quá cao, bạn nên xác định diện tích sẽ sử dụng và nên treo khung ảnh cách phần lưng ghế khoảng 15cm. Vừa đủ để ngắm được khi ngồi trò chuyện trên những chiếc ghế sofa và trong tầm tay của bạn.

Phối hợp khung ảnh và các phụ kiện trang trí khác

Nên phối hợp giữa khung ảnh và một số vật dụng trang trí khác, để tạo cho không gian thêm nổi bật, hài hòa màu sắc không gian xung quanh ngôi nhà.

Chọn khung ảnh với nhiều kích thước
Chọn khung ảnh với nhiều kích thước, kiểu dáng, màu sắc khác nhau tạo sự cân bằng thị giác. Khi sắp xếp theo nhóm những khung ảnh lớn đặt phía dưới và bên trái.

Khung ảnh lớn nhất ở giữa và những
khung ảnh còn lại ở xung quanh để tạo sự cân bằng


Phòng khách thật ấn tượng với những khung ảnh

Phòng ngủ là căn phòng giữ vị trí quan trọng trong ngôi nhà, nơi bạn nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Cho nên, việc bố trí khung ảnh trong phòng ngủ cũng đòi hỏi bạn phải có một góc nhìn thẩm mỹ tinh tế. Và điều này cũng góp phần đem lại cho bạn có được giấc ngủ sâu hơn.

Không nên treo quá 3 khung ảnh trên đầu giường


Tùy theo kích thước của giường ngủ mà bạn có cách sắp xếp khung ảnh phù hợp. Nhưng không nên treo quá nhiều khung ảnh trên đầu giường tạo cảm giác không an toàn chỉ nên treo tối đa 3 khung ảnh.

Bạn có thể bố trí khung ảnh ở trên kệ đầu giường

Và một điều lưu ý là: Để tránh việc phải treo đi treo lại những khung ảnh nhiều lần mỗi khi bạn không vừa ý sẽ làm hỏng bức tường, bạn nên đánh dấu những điểm mà bạn muốn treo khung ảnh. Bạn có thể sắp đặt trước cho phù hợp với kích thước của từng khung ảnh rồi mới tiến hành khoan lỗ treo.

Nếu ảnh của bạn có quá nhiều bạn có thể đặt khung ảnh trên kệ giá và một số vị trí khác trong không gian nhà bạn.

Một số cách sắp xếp khung ảnh như hình minh họa dưới đây:

Những cách bố trí khung ảnh đẹp mắt...
Chúc bạn bố trí khung ảnh phù hợp với không gian ngôi nhà bạn!
Designer Hoài Trang

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

"Tô điểm" cho mảng tường trống bớt vô duyên


Thay vì để lãng phí mảng tường trống, bạn hãy trang trí nó để mang đến cho căn phòng của mình một vẻ đẹp ấn tượng hơn.

Lắp giá đựng tranh ảnh, đồ trang trí

Những chiếc giá này tuy nhỏ gọn nhưng có thể lưu trữ được rất nhiều tranh ảnh và đồ trang trí - một giải pháp đặc biệt hữu ích cho không gian chật hẹp. Tùy theo diện tích trống của mảng tường, số lượng giá đựng có thể là 1 hoặc một vài.



Nhiều khung ảnh nhỏ giống nhau
Trong các khung ảnh đó bạn có thể gắn những bức ảnh do mình chụp hoặc những bức ảnh đẹp mà bạn sưu tầm được hoặc đơn giản là những cành cây ép khô hay hình động vật mà bạn yêu thích.... Cách sắp xếp được ưa chuộng nhất với những khung ảnh giống nhau này là bạn xếp chúng theo cách đơn giản nhất - đặt cạnh nhau và ngay ngắn, thẳng hàng.
Dùng khung tranh nhỏ bổ sung cho khung tranh to
Bạn có một bức tranh to và rất muốn được treo nó trên một mảng tưởng trống trong nhà nhưng rất tiếc, kích thước của nó vẫn hơi nhỏ so với mảng tường đó? Hãy kết hợp nó với các bức tranh nhỏ khác để việc sắp xếp và trang trí tranh trông đẹp mắt hơn.
Trưng bày tranh của trẻ
Đây là một cách trang trí mảng tường trống độc đáo mà lại tiết kiệm. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng khuyến khích trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của mình. Trẻ sẽ rất vui khi thấy thành quả của chúng được bày trí trang trọng trong gia đình bạn.
Sử dụng gỗ dán
Cách này sẽ mang đến một vẻ khác lạ cho mảng tường trong nhà bạn. Đầu tiên, bạn hãy dùng gỗ ván để bao phủ bức tường rồi treo trên đó những khung ảnh với nhiều kích thước, hình dáng và màu sắc khác nhau để có phong cách hoàn chỉnh.
Những đường khung cùng màu với tường
Thay vì bỏ tiền mua tranh ảnh, bạn có thể trang trí tường bằng một cách khác cũng khá độc đáo. Đó là sử dụng những đường khung cùng màu với tường. Bạn có thể sử dụng khung hình vuông hoặc chữ nhật tùy theo phong cách của ngôi nhà.
Sử dụng tranh điện
Khác với tranh thường, những bức tranh điện sẽ mang đến cho nhà bạn một vẻ đẹp sống động, lung linh, đặc biệt là vào buổi tối. Chỉ cần cắm dây điện, những bức tranh này sẽ ngay lập tức giúp nhà trở nên sinh động hơn. Nhưng để không gây cảm giác lộn xộn và rối mắt, bạn nên chọn những bức tranh có phong cách giống nhau.